Đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em và những điều cần lưu ý!

Đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em là tình trạng cột sống cong vẹo hoặc gù lưng bất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả, cách nhận biết và phương pháp phòng tránh hiệu quả cho tình trạng này.

Điều gì khiến đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em?

Đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em là sự cong vẹo, gù lưng do các đốt sống phát triển bất thường. Nghiên cứu tác giả Bader và các đồng nghiệp (2023) cho thấy một số nguyên nhân chính gây ra dị tật này bao gồm:

1. Thói quen xấu hàng ngày

Những thói quen tưởng chừng như vô hại lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến cột sống trẻ:

  • Ngồi sai tư thế: như khom lưng, ngồi vẹo lưng khi học bài.
  • Ít vận động: khiến cơ và xương thiếu sự linh hoạt, dễ dẫn đến yếu và bị cong cột sống.
  • Thường xuyên đeo vật nặng: như đeo cặp sách quá nặng lên vai và lưng.
  • Cúi gằm mặt liên tục: đặc biệt khi dùng điện thoại hoặc thiết bị điện tử.

Các thói quen này chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu lên cột sống hoặc là tác nhân thúc đẩy các bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý phát hiện sớm để giúp trẻ cải thiện thói quen thường ngày.

2. Bệnh lý liên quan

Một số bệnh lý có thể khiến đốt sống của trẻ lồi lên:

  • U cột sống: Sự xuất hiện của khối u trong cột sống làm lệch hướng phát triển của các đốt sống.
  • Bệnh Scheuermann: hoại tử xương sụn, khiến các đốt sống phát triển không đồng đều.
  • Loạn dưỡng cơ: sự suy yếu cơ bắp gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc cột sống.

3. Dị tật bẩm sinh và yếu tố di truyền

  • Dị tật bẩm sinh: Một số trẻ từ khi sinh ra đã có cấu trúc cột sống bất thường, dẫn đến tình trạng đốt sống lưng bị lồi lên.
  • Yếu tố di truyền: trẻ nhỏ trong gia đình có người bị bệnh lý cột sống sẽ có khả năng lồi đốt sống lưng cao hơn.
Em bé bị gù lưng bẩm sinh
Trẻ bị gù lưng bẩm sinh

sadfjkasf

4. Chấn thương

Tai nạn hoặc tác động mạnh lên lưng cũng có thể gây lồi đốt sống.

 

Hệ quả của đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em

Lồi đốt sống lưng ở trẻ em sẽ gây những ảnh hưởng đến cả cơ thể và tâm lý của trẻ nhỏ, thậm chí là để lại hậu quả cả đời. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng như sau:

1. Ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin

  • Gây biến dạng cột sống, làm trẻ khom lưng, vai tròn hoặc có bướu lưng.
  • Tư thế ngồi và dáng đi đứng không tự nhiên.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát

  • Chèn ép nội tạng: gây khó thở, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Hạn chế vận động: khó khăn khi chạy nhảy hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Đau đớn và khó chịu kéo dài: trẻ có thể bị đau lưng mãn tính, thậm chí là ngứa ran hoặc tê bì ở tay, chân.

3. Biến chứng lâu dài

  • Gây mất thẩm mỹ vĩnh viễn, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
  • Làm tổn thương cột sống nghiêm trọng, có thể cần phẫu thuật để chỉnh hình.

 

Biểu hiện đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em

Tuy hậu quả của đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, thật may mắn khi biểu hiện của bệnh này rất rõ ràng ngay từ sớm. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Cột sống của con bị lồi lên, tạo ra đường cong không bình thường trông giống như cái bướu và khiến vai tròn hơn bình thường
  • Cột sống lưng nhô lên bất thường, đặc biệt khi trẻ cúi người.
  • Trẻ gặp khó khăn hoặc không thể đứng thẳng hay vận động linh hoạt như bình thường.
  • Con bị đau ở vùng lưng, cột sống càng lồi thì cơn đau càng nghiêm trọng
  • Trẻ thường xuyên khom lưng, dáng đi không tự nhiên.
  • Lồng ngực bị thu hẹp khiến cho con khó hô hấp
  • Có dấu hiệu ngứa ran, tê bì hoặc yếu ở tay, chân do dây thần kinh bị chèn ép.

 

Cách phòng tránh đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em

Từ xa xưa, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là phương châm đúng đắn. Ba mẹ có thể giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng lồi đốt sống lưng qua các cách sau:

1. Giúp con xây dựng thực đơn

  • Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con. Đặc biệt lưu ý bổ sung canxi, vitamin D trong khẩu phần ăn để hỗ trợ sự phát triển xương.

2. Khuyến khích con vận động để phát triển cột sống khỏe mạnh

  • Cho trẻ tham gia các môn thể thao tốt cho cột sống như: bơi lội, yoga, múa, thể dục nhịp điệu.
  • Tạo thói quen vận động thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ linh hoạt.
Em bé tập bơi để phát triển cột sống và tránh lồi đốt sống
Cho trẻ tập thể dục để tránh lồi đốt sống

3. Rèn luyện tư thế đúng từ nhỏ để tránh những chấn thương đến cột sống

  • Thường xuyên quan sát và nhắc nhở trẻ ngồi và đi đứng đúng tư thế.
  • Tránh để trẻ đeo vác nặng trên lưng
  • Đặc biệt, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm Đai lưng cột sống Lumbamed tại Thiết bị y tế Dũng Duyên giúp hỗ trợ con trẻ giữ cột sống thẳng và hạn chế các tình trạng cong vẹo hoặc gù lưng

 

Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin cha mẹ cần biết về đốt sống lưng bị lồi lên ở trẻ em. Các cha mẹ cần lưu ý và phát hiện sớm trước khi dị dạng trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến dáng người, vai hông và nặng hơn là nội tạng của con. Phát hiện càng sớm sẽ càng dễ dàng điều trị hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể rèn luyện cho con các thói quen tốt để phòng tránh dị dạng cột sống này.

 

Nguồn tham khảo:

Bader Obeidat, Abu-Hamdiyah, O. J., Mouness Obeidat, Damseh, M., & Sharie, S. A. (2023). Pediatric lumbar disc herniation: A case series on diagnosis and management. Radiology Case Reports18(9), 3000–3004. https://doi.org/10.1016/j.radcr.2023.05.056