Chỉ số HbA1c của người tiểu đường là gì?
Chỉ số HbA1c của người tiểu đường là gì?cách
Chỉ số HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng, đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và quản lý bệnh tiểu đường. Bằng cách cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng kiểm soát đường huyết lâu dài, chỉ số này giúp người bệnh và bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị hiệu quả. Vậy HbA1c khác gì so với xét nghiệm đường huyết nhanh? Những ai cần theo dõi chỉ số này và làm thế nào để duy trì mức HbA1c trong ngưỡng an toàn? Cùng tìm hiểu tất cả trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Chỉ số HbA1c là gì?
Theo Diabetes UK (2017), HbA1c là một loại Hemoglobin đặc biệt hình thành khi glucose (đường) bám vào tế bào hồng cầu, còn được gọi là Hemoglobin bị glycosyl hóa. Vì các tế bào hồng cầu thường tồn tại trong khoảng 2 – 3 tháng nên việc đo chỉ số HbA1c giúp đánh giá tình trạng đường huyết trong khoảng thời gian này.
Khi lượng đường trong máu tăng cao, tỷ lệ Hemoglobin bị glycosyl hóa cũng tăng lên. Đặc biệt, mỗi 1% tăng lên của HbA1c tương ứng với mức đường huyết tăng thêm khoảng 30mg/dL (tương đương 1,7 mmol/L). Do đó, theo dõi và kiểm soát chỉ số này định kỳ là một phần không thể thiếu trong việc quản lý bệnh tiểu đường.
Ý nghĩa của chỉ số HbA1c
- Đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết
Sự thay đổi của chỉ số Hb1Ac phản ánh rất rõ sự kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- HbA1c > 6.5%: Kiểm soát đường huyết kém, nguy cơ mắc các biến chứng cao.
- 5.7% < HbA1c ≤ 6.5%: Người bệnh đang ở mức tiền tiểu đường, có nguy cơ cao phát triển thành tiểu đường.
- HbA1c < 5.7%: Đường huyết ổn định, khả năng kiểm soát tốt.
Đối với mỗi giá trị đưa ra khác nhau, người bệnh sẽ có một kế hoạch điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh nên kiểm soát chỉ số này dưới mức 6.5% và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.
- Đo lường hiệu quả và xây dựng kế hoạch điều trị
Việc theo dõi HbA1c định kỳ giúp đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Nếu mức chỉ số này giảm dần sau thời gian điều trị, điều này cho thấy quá trình điều trị đã có dấu hiệu tích cực. Ngược lại, nếu chỉ số này lớn hơn 6.5% hoặc có dấu hiệu tăng, bác sĩ và bệnh nhân nên xem xét lại và điều chỉnh kế hoạch phù hợp hơn. Từ những kết luận này, bác sĩ có thể thiết lập các mục tiêu kiểm soát đường huyết phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.
HbA1c và glucose khác nhau như thế nào?
Xét nghiệm HbA1c và Glucose đều quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đây là hai xét nghiệm hoàn toàn khác nhau và cũng cho ra kết quả có ý nghĩa khác nhau:
- Xét nghiệm Glucose: Cho biết mức đường huyết tại thời điểm lấy máu, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ăn uống, tập luyện, và tâm lý.
- Xét nghiệm HbA1c: Phản ánh mức đường huyết trung bình trong khoảng 8 – 12 tuần trước đó, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngắn hạn.
Chính vì vậy, xét nghiệm HbA1c mang tính tổng quan hơn và thường được ưu tiên để đánh giá tình trạng đường huyết lâu dài. Tuy nhiên, để quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả nhất, người bệnh cần theo dõi cả hai chỉ số này. HbA1c nên được kiểm tra mỗi 2 – 3 tháng/lần, trong khi chỉ số glucose có thể được kiểm tra thường xuyên bằng máy đo đường huyết.
Tham khảo thêm tại Thiết bị y tế Dũng Duyên:Máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số glucose tại nhà.
Những ai nên kiểm tra chỉ số HbA1c?
Không chỉ dành cho bệnh nhân tiểu đường, xét nghiệm HbA1c còn nên được thực hiện ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:
- Người lớn tuổi: Nguy cơ mắc tiểu đường tăng theo độ tuổi.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.
- Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ: Nhóm này có nguy cơ cao phát triển tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
Kết luận
Việc hiểu rõ khái niệm và ý nghĩa của HbA1c này là rất quan trọng trong quản lý và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bằng cách theo dõi định kỳ, người bệnh có thể đánh giá hiệu quả điều trị, điều chỉnh kế hoạch chăm sóc và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Hãy đảm bảo kiểm tra HbA1c thường xuyên và áp dụng các biện pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả để duy trì sức khỏe tối ưu.
Nguồn tham khảo:
What is HbA1c? (2017). Diabetes UK. https://www.diabetes.org.uk/about-diabetes/looking-after-diabetes/hba1c