Bệnh Scheuermann là gì? Cách nhận biết và điều trị
Bệnh Scheuermann là gì?
Bệnh Scheuermann là tình trạng gù cột sống thường gặp ở thanh thiếu niên, gây ảnh hưởng đến tư thế, vận động và sức khỏe cột sống. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc duy trì tư thế đúng và thói quen sống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa hiệu quả.
Khái niệm về bệnh Scheuermann
Bệnh Scheuerman (Scheuerman Kyphosis) còn được biết đến là bệnh gù lưng vị thành niên. Bệnh này xảy ra khi 3 hoặc nhiều thân đốt sống bị chênh khoảng 5 độ gây ra gù lưng (Physiodepia, 2015). Thông thường, bệnh nhân phát hiện bệnh khi thấy tư thế của mình bị biến dạng hoặc đau ở vùng bị gù.
Có hai dạng chính của bệnh Scheuermann:
- Dạng I – Gù lưng ngực (Thoracic form): Phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khu vực từ đốt sống ngực thứ 7 đến thứ 9.
- Dạng II – Gù lưng ngực-thắt lưng (Thoracolumbar form): Ít gặp hơn, xảy ra ở đoạn thấp cột sống ngực hoặc thắt lưng, từ đốt sống thứ 10 đến 12.
Nguyên nhân gây bệnh Scheuermann
Hiện nay, nguyên nhân cụ thể của bệnh Scheuermann vẫn chưa được xác định rõ, nhưng một số yếu tố được cho là liên quan, bao gồm:
- Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh gù lưng, mặc dù cơ chế lây truyền vẫn chưa rõ ràng
- Sự khoáng hóa và cốt hóa đĩa cuối đốt sống không đồng đều trong quá trình phát triển: tác nhân này này được ủng hộ bởi các phát hiện về mô học, gây ra sự phát triển không cân xứng của thân đốt sống và gây ra và khiến bệnh nhân bị gù
- Các giả thuyết đưa ra bao gồm nguyên nhân cơ học, chuyển hóa nội tiết,v
Triệu chứng nhận biết bệnh Scheuermann
Người bệnh thường có các dấu hiệu:
- Gù lưng: bệnh thường được phát hiện khi bệnh nhân phát hiện những thay đổi về cơ thể và tư thế xấu của họ
- Đau mỏi lưng: người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau mỏi lưng khi ngồi hoặc đứng quá lâu. Cơn đau sẽ ngày càng lớn hơn theo thời gian
- Vẹo cột sống: bệnh nhân Scheuermann có thể bị vẹo cột sống. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 1/3 bệnh nhân bị mắc chứng vẹo cột sống
- Chức năng phổi và tim bị cản trở: khi tình trạng bệnh Scheuermann quá nghiêm trọng, sự cong cột sống quá mức sẽ thu hẹp không gian ở khoang ngực, cản trở khả năng dãn nở của lồng ngực và gây khó khăn cho chức năng của phổi và tim
- Hạn chế khả năng vận động: bệnh nhân thường xuyên bị mất cân bằng và khó khăn trong việc vận động
Biến chứng để lại cho bệnh nhân
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
Biến chứng tiềm ẩn:
- Biến dạng cột sống nặng.
- Đau lưng mãn tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tổn thương thần kinh.
Biến chứng sau phẫu thuật:
- Viêm khớp giả.
- Đau kéo dài, có thể ảnh hưởng cả đời.
Những ai dễ mắc bệnh Scheuermann?
Tại Mỹ, khoảng 1% – 8% thanh thiếu niên mắc bệnh này, với tỷ lệ nam giới gấp đôi nữ giới. Phổ biến nhất là thanh thiếu niên ở độ tuổi 12 đến 17. Xét trong bối cảnh Việt Nam, khoảng 30% người gặp vấn đề về cột sống (VnExpress, 2021), trong đó nhóm trẻ tuổi với lối sống ít vận động hoặc sai tư thế có nguy cơ cao mắc bệnh Scheuermann.
Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau dựa trên độ tuổi, giới tính, mức độ gù và độ khó vận động khi mắc bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể cân nhắc đến các phương pháp điều trị nội khoa sau:
- Nẹp lưng
- Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm đau
- Tập các bài tập vật lý trị liệu
Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn và can thiệp phẫu thuật để đem lại hiệu quả chữa trị.
Cách phòng ngừa
Tin tốt là mọi người có thể phòng tránh căn bệnh Scheuermann bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy, bất kể người bệnh hay người chưa mắc bệnh đều nên thực hiện những thay đổi này để đem lại những cải thiện tích cực tới cột sống của mình
- Tạo thói quen tập thể dục: các bài tập tăng cường cơ bụng, lưng và chân kèm theo các bài tập dãn cơ sẽ giúp ổn định và cải thiện sức mạnh cột sống. Tuy nhiên, không nên tập những bài tập gây áp lực quá lớn tới cột sống dẫn đến căng thẳng lưng.
- Duy trì tư thế thẳng đứng: luôn duy trì tư thể giữ cho cột sống thẳng. Hạn chế các tư thế cúi quá nhiều, đặc biệt lưu ý đối với nhóm đối tượng trẻ tuổi hoặc nhân viên văn phòng
- Thay đổi thói quen và môi trường làm việc: không nên ngồi quá lâu, hãy tạo dành 1 chút thời gian ngắt quãng để vận động đi lại nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể thay đổi các loại ghế hỗ trợ ngồi thẳng lưng hoặc đặt một chiếc gối ở dưới lưng để giữ cột sống được thẳng.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: bạn có thể đeo đai lưng trong những lúc sinh hoạt bình thường. Hiện nay, các sản phẩm này đã rất phổ biến trên thị trường và rất tiện lợi, giúp người dùng có thể đeo cả ngày
Tham khảo Đai lưng Lumbamed Đức tại Thiết bị y tế Dũng Duyên
Lời kết
Bệnh Scheuermann là một bệnh nghiêm trọng để lại hậu quả cả đời cho bệnh nhân nếu không được phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến gù lưng, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Ngoài ra, bạn có thể phòng tránh bệnh này bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày của bản thân.
Nguồn tham khảo:
Scheuermann’s Kyphosis. (2015). Physiopedia. https://www.physio-pedia.com/Scheuermann%27s_Kyphosis
VnExpress. (2021, March 24). Nguyên nhân khiến 30% người Việt bị bệnh lý về lưng. Vnexpress.net; Báo VnExpress. https://vnexpress.net/nguyen-nhan-khien-30-nguoi-viet-bi-benh-ly-ve-lung-4250727.html